Cây giang lấy lá, còn được gọi là cây tre, đang nổi lên như một “mỏ vàng xanh” mới cho bà con nông dân. Với giá trị kinh tế cao, dễ trồng và ít rủi ro, cây giang đang thu hút nhiều người đầu tư, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Thông tin về cây giang lấy lá
Cây giang lấy lá là loai cây thuộc họ nhà tre, đây là loại cây thân thảo với lá dẻo, hình bầu dục, và có màu xanh sáng. Đặc điểm nổi bật của lá giang là tính dẻo, khó rách, và khả năng giữ ẩm tốt. Điều này khiến nó trở thành nguyên liệu lý tưởng để gói bánh.
Thân cây không thẳng đứng như thân tre mà thường sẽ vừa mọc vừa leo. Do thân cây giang dẻo nên khi mọc một mình cây có xu hướng võng xuống và mọc rất nhiều nhánh nhỏ tại các mắt lan ra khắp nơi. Thông thường bụi giang sẽ rậm và nhiều nhánh hơn bụi tre rất nhiều.
Cây giang lấy lá không có lông, dài và rộng hơn lá tre rất nhiều chiều dài lá lớn nhất có thể lên đến 25-30cm, rộng khoảng 10-12cm. Hai bên viền lá sắc và thuôn nhọn về phía đuôi lá.Hoa cây giang khi đến đạt đến độ tuổi nhất định giang sẽ ra hoa và kết thúc vòng đời của mình. Hoa cây giang nhỏ, màu vàng nhạt khi tàn sẽ hình thành quả
Giá trị kinh tế từ việc trồng cây giang lấy lá
Cây giang có là loại cây trồng rất dễ, sau khoảng 2 năm trồng có thể bắt đầu thu hoạch lá thời gian thu hoạch rất dài từ tháng 3 đến tháng 12 nên đem lại lợi nhuận rất lớn cho bà con. Ngoài ra các xưởng sấy lá giang cũng đem lại việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương giúp nâng cao đời sống kinh tế tại các thôn bản khó khăn.
Thân cây giang với độ dẻo dai và đàn hồi tốt trước kia thường được sử dụng làm dây quang, chấp thừng, đan quạt nan, cuốn chổi tre, chổi nứa sau này khi nhu cầu dùng lạt tăng lên giang chủ yếu dùng để chẻ lạt, làm chổi…
Lá giang được các cơ sở chế biến thu mua với số lượng lớn, khiến sản phẩm này ngày càng khan hiếm và giá cả tăng cao. Từ lúc có giá vài nghìn đồng/kg hiện đã tăng lên 18.000 – 20.000 đồng/kg. Người hái nhanh một ngày có thể hái đến 60 đến 70kg, thu nhập lên tới 1 triệu đồng.